Thưa toàn thể nhân dân!
Trước diễn biến phức tạp
của tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và huyện
Nho Quan đã và đang xuất hiện nhiều ổ dịch mới, số ca mắc COVID-19 đang gia
tăng từng ngày. Hiện nay số ca mắc COVID- 19 liên tục tăng cao, quá lo lắng,
một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh
COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại
làm xét nghiệm RT-PCR. Theo Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết:
1. Những sai lầm xung quanh
test COVID-19 :
- Lạm dụng test nhanh gây
lãng phí
Có người quá lo lắng, sốt
ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.
Các chuyên gia khẳng định
việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có
thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít
nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn
lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus
thấp... nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa
nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test
nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày
thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình
có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần
tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên
test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ
cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau
nhức mình mẩy.
- Vạch đậm chứng tỏ bệnh
nặng
Trên kết quả test, vạch mờ
hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người
suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không
nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
- Kết quả test nhanh âm
tính là khỏi bệnh
Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy
test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này
không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có
nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên.
Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không
được chủ quan mà vẫn phải theo dõi
SpO2 đủ 10 ngày.
Đặc biệt, F0 khi cách ly,
điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như:
Khai báo y tế, thực hiện
nghiêm 5K;
Chấp hành nghiêm các quy
định về thời gian cách ly y tế tại nhà;
Không dùng chung đồ dùng,
vật dụng cá nhân;
Tự khử khuẩn nơi ở;
Để riêng rác vào thùng có
nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.
F0 cần chủ động theo dõi
sức khoẻ, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt
độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)...
Khi phát hiện bất cứ một
trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý
người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động,
Trung tâm vận chuyển cấp cứu.
1. Khó thở, thở hụt hơi,
hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập
phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
+ Người lớn: nhịp thở >
21 lần/phút.
+ Trẻ từ một đến dưới 5
tuổi: nhịp thở: > 40 lần/phút.
+ Trẻ từ 5 đến dưới 12
tuổi: nhịp thở: > 30 lần/phút.
Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp
thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
3. SpO2 < 95% (nếu có
thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo
yêu cầu giữ yên vị trí đo.
4. Mạch nhanh > 120
nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5. Huyết áp thấp: huyết áp
tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)
6. Đau tức ngực thường
xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: lú lẫn,
ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
8. Tím môi, tím đầu móng
tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú
kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống:
sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
10. Mắc thêm bệnh cấp tính:
sốt xuất huyết, tay chân miệng...
11. Bất kỳ tình trạng bất
ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Người dân hãy nêu cao tinh
thần phòng chống dịch bệnh Covid -19 tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K +
tiêm đủ Vắc xin của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe và cứu sinh mạng./.